Chó không nên ăn gì? Bật mí các loại thực phẩm tuyệt đối không cho chó cưng ăn

30/07/24
0 lượt xem

Có rất nhiều thực phẩm chó không được ăn. Nếu vẫn còn suy nghĩ rằng “người ăn gì chó ăn đó” thì chắc chắn là một sai lầm. Thực tế, khẩu vị của chó khác người thường khá nhiều, nếu ăn phải thức ăn không nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu xem chó không nên ăn gì và nên ăn gì tại bài viết dưới đây!

Chó không nên ăn gì? 10 thực phẩm nguy hiểm cho chó nên tránh

Có rất nhiều thức ăn quen thuộc với con người, nhưng thực tế lại là mối hiểm họa tiềm ẩn đối với thú cưng, ngay cả những món ăn tưởng chừng không hề độc hại. Vậy chó không ăn được gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà chó không nên ăn như:

Socola, cacao, cà phê

Bởi vì trong các loại đồ uống như socola, cacao, cà phê thường có các thành phần như methylxanthines. Đây là một chất có tác dụng gây tăng động, co giật và run rẩy cho người sử dụng. 

Đối với con người, một lượng ít methylxanthines trong thức uống có thể không sao, nhưng đối với thú cưng thì rất độc hại, thậm chí có thể gây ra tử vong. Hiện nay, có rất nhiều loại bánh ngọt, bánh kem sử dụng nguyên liệu từ socola, cacao, cà phê nên hãy lưu ý các loại bánh này tránh cho thú cưng tiếp xúc để tạo hậu quả không lường. 

Thức uống có cồn

Cơ thể của những chú chó không thích hợp để hấp thụ rượu bia. Khi uống rượu, nếu chỉ với một lượng ít thì chúng có thể bị bất tỉnh. Tuy nhiên nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các tình trạng nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Thậm chí gây ra nhiều bệnh nội khoa như suy thận, suy tim hoặc ngộ độc cồn. 

Một số loại thịt sống, trứng sống và xương

Thông thường, các loại đồ sống khá tốt cho sức khỏe của cả người và động vật. Tuy nhiên, nếu không chế biến cẩn thận và sạch sẽ, trong thịt sống cũng chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của thú cưng. Do đó nếu có ý định cho chó cưng ăn thịt sống, hãy đảm bảo quy trình sơ chế sạch sẽ và đảm bảo chất lượng thịt.

Nho tươi, nho khô

Trong danh sách những thứ không nên cho chó ăn, thì nho chính là thực phẩm nguy hiểm bậc nhất mà người nuôi nên lưu ý không nên cho chó ăn. Thành phần Salicylate trong quả nho có ảnh hưởng vô cùng xấu đối với thận của chó, làm giảm lượng máu chảy đến thận và gây suy thận.

Nói chung nho chính là thực phẩm đứng đầu danh sách chó không nên ăn gì mà mỗi người nuôi cũng cần phải lưu ý, nếu không muốn thú cưng của mình xảy ra bất kỳ rủi ro gì. 

Chó không nên ăn gì
Chó không nên ăn nho vì bé sẽ dễ bị ngộ độc

Hành tây, hành tỏi và hẹ

Trong hành tây, hành hỏi và hẹ có chứa những thành phần gây hại nghiêm trọng tới hồng cầu của chó, tên gọi là N-propyl disulfide. Ngoài ra, chúng còn bị rối loạn tiêu hóa nếu không may ăn phải những món này. 

Điều đặc biệt là do lượng hành tây và hành tỏi trong thức ăn thường khá ít, nên sẽ không có nhiều biểu hiện quá rõ ràng từ lúc ban đầu. Nhưng việc các thực phẩm này tích tụ lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thú cưng. 

Thức ăn quá mặn

Chó không nên ăn gì? Đó chính là những thức ăn quá mặn. Khẩu vị của chó vốn nhạt, nên việc ăn mặn có thể ảnh hưởng lớn đến thận và hệ bài tiết của chúng. Do đó khi nấu ăn cho chó, bạn cần lưu ý chỉ bỏ một ít hoặc không bỏ muối vào thức ăn để đảm bảo chúng tốt cho sức khỏe của thú cưng. 

Sữa và những thực phẩm làm từ sữa

Chắc có nhiều người sẽ bất ngờ khi sữa nằm trong danh sách câu hỏi chó không nên ăn gì. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh, trong sữa có chứa thành phần Lactose mà chó thường không tiêu hóa được. Việc không hấp thu được sẽ làm chúng bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và nhiều triệu chứng dị ứng khác. 

Sữa cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi không nên cho chó con ăn gì? Bởi vì lúc này bụng của chó con rất yếu nên không thể hấp thụ được hết. Do đó hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc mua sữa chuyên dùng cho chó để pha cho chó con uống.

Quả hạch

Có nên cho chó ăn hạt không? Đáp án là không nên. Các loại quả hạch thường chứa rất nhiều chất béo, nếu như chó ăn nhiều quả hạch thì sẽ dễ xảy ra các tình trạng nôn mửa, tê liệt, dạ dày khó chịu và tim đập nhanh. Điều này sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của thú cưng. 

Các loại trái cây có múi

Một số loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… là những thực phẩm mà chó cần phải tránh xa. Bởi vì các loại trái cây này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hô hấp của chó. Không những thế, các loại tinh dầu từ những quả này cũng có thể gây nguy hiểm cho thú cưng, nên hãy tránh xa chúng.

Trái bơ

Dù là một thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng cho người, nhưng trong quả bơ có chứa Persin lại không phù hợp với sức khỏe của chó. Đây là thành phần gây viêm vú, nôn mửa, tiêu chảy, suy tim và thậm chí là tử vong cho chó nếu ăn nhiều. Do đó nên cẩn thận không được cho chó tiếp xúc với bơ để tránh nhiều rủi ro.

Chó không nên ăn gì
Những sản phẩm thuộc danh sách trả lời của câu hỏi chó không nên ăn gì?

Dấu hiệu chó bị ngộ độc thức ăn và cách sơ cứu nhanh

Nhận biết chó ngộ độc sẽ giúp quý khách có những hành động – xử lý kịp thời, giảm thiểu thấp nhất nguy hiểm cho thú cưng. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết chó bị ngộ độc thức ăn

Khi bị ngộ độc thức ăn, chó sẽ có một vài biểu hiện bất thường như: miệng bị sủi bọt mép, co giật; bước đi liêu xiêu, dáng người lừ đừ và mệt mỏi. Nếu chó có ăn trước đó không lâu, chứng tỏ có thể chúng đã bị ngộ độc thức ăn. 

Sơ cứu nhanh chó bị ngộ độc thức ăn

Khi phát hiện chó nhà có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, hãy nhanh chóng giúp chó nôn loại thức ăn đó ra khỏi cơ thể. Có thể gây nôn bằng giấm chua để chúng nhanh chóng nôn ra nhanh hơn. Trong trường hợp chúng có thể nôn tự nhiên, thì không nên gây nôn cho chó nữa. 

Sau khi tiến hành sơ cứu và chó có thể nôn được thức an ra ngoài, hãy đưa thú cưng đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra lại một lần nữa. 

Các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chó

Để chó phát triển khỏe mạnh, cần phải bổ sung đầy đủ 6 hợp chất chủ yếu: nước, vitamin, chất béo, carbohydrate, protein, khoáng. Mỗi nhóm chất sẽ có một chức năng khác nhau hỗ trợ thú cưng phát triển đầy đủ. 

Có rất nhiều nguồn thức ăn có thể giúp cún cưng bổ sung đủ các dưỡng chất trên, người nuôi có thể linh hoạt kết hợp các loại thực phẩm này để tạo khẩu phần ăn đa dạng mỗi bữa cho chó:

Lúa mì hoặc ngũ cốc

Đây vốn là nguồn protein và chất xơ dồi dào tự nhiên, đồng thời trong lúa mì và ngô còn chứa nhiều axit béo thiết yếu. 

Cà rốt

Đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, K, B6 và Kali nên rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của cún cưng. Người nuôi nên thường xuyên bổ sung cà rốt vào khẩu phần ăn của chó để giúp chúng bổ sung các loại vitamin thiết yếu.

Trứng

Chó không thể ăn trứng sống, nhưng vẫn có thể ăn được trứng chín. Trứng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng hữu ích như protein, axit amin chất lượng cao, Omega-3, Chất chống oxy hóa,… rất tốt cho tim mạch, da và mắt của thú cưng.

Cho chó ăn cơm

Có nên cho chó ăn cơm không? Đáp án chính là hoàn toàn có thể. Trong gạo vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của vật nuôi, kích thích ăn uống và ngăn ngừa nhiều bệnh về dạ dày cho thú cưng. Tuy nhiên, cần phải nấu chín gạo thành cơm trắng, cùng 50% thịt nạc để tạo thành bữa chính cho chó cưng.

Chó không nên ăn gì
Có nên cho chó ăn cơm không?

Cá ngừ, cá hồi

Cá hồi và cá ngừ hai thực phẩm với nguồn protein dồi dào mà người nuôi không thể bỏ lỡ. Chúng đặc biệt chứa nhiều axit amin và chất béo, có ích cho sự phát triển của não bộ, xương và hệ miễn dịch của thú cưng. 

Thịt nạc

Vốn là món ăn yêu thích trong khẩu phần ăn của các thú cưng. Các loại thịt nạc như nạc heo, nạc gà,… có chứa nhiều protein, axit amin và calo hơn các  loại thịt khác. Giúp hệ tiêu hóa của chúng vận hành tốt hơn và chống tình trạng đầy hơi hiệu quả.

Qua bài viết trên chắc hẳn mỗi người cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi chó không nên ăn gì, từ đó có kế hoạch xây dựng khẩu phần ăn cho thú cưng khoa học hơn. Hãy thường xuyên truy cập Chợ Tốt để không bỏ lỡ các mẹo hay trong việc chăm sóc vật nuôi mỗi ngày. 

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó, hãy truy cập ngay chuyên trang mua bán chó tại Chợ Tốt để có thêm nhiều lựa chọn hơn trong giao dịch. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *